Thăm dò dư luận
Bạn quan tâm đến mục nào nhất
Dịch vụ
Robot
Kiến thức
Kinh nghiệm và bài học |
Bạn cần biết ![]() |
7 cách làm cho bạn mất tiền nhanh nhất
Nhà đầu tư là những người bình thường, là cá thể không hoàn hảo. Chúng ta luôn đi tìm hiểu vì sao con người lại đưa ra các quyết định trong thị trường tài chính và làm mất tiền.
Tự tin thái quá (Overconfidence) là một trong những trạng thái dễ gặp trong thị trường tài chính (Đặc biệt là thị trường tài chính). Đó là thời điểm bạn đã quá tự tin vào khả năng dự đoán về kết quả đầu tư của bạn. Những người tự tin thái quá thường rơi vào trạng thái "lên đồng" khi ra các quyết định đầu tư. Những người này thường có những phát ngôn khá mạnh mẽ cho các quyết định đầu tư với các thuật ngữ thường dùng như: "chắc chắn", "không rủi ro", "hoàn toàn an tâm", "không phải lo nghĩ" .... Tự tin thái quá cũng dẫn đến hành động "tất tay" và dẫn bạn đến trắng tay một cách nhanh tróng.
Một công ty có kết quả kinh doanh ấn tượng, như cách suy luận, bạn nghĩ trong kỳ kế tiếp họ sẽ có thể lặp lại kết quả tương tự. Hoặc kết quả giao dịch của một công ty đầu tư ấn tượng trong quá khứ có thể lặp lại trong tương lai. Hoặc bạn suy nghĩ rằng một công ty tốt đồng nghĩa với với việc đó một cổ phiếu tốt. Điều này có thể đúng trong quá khứ, nhưng tương lai có thể hoàn toàn sai.
3) Bạn không biết cách để xử lý các phát sinh mới Bạn phân tích một công ty theo dữ liệu cũ, đột nhiên có một phát sinh mới. Thay vì bạn phải làm lại từ đầu để rà soát tận gốc, thì bạn chỉ xem xét lại và cập nhật tình hình. Điều này sẽ làm phát sinh vô số phiền toái về sau.
Sợ lỗ (Loss aversion) là một trạng thái phổ biến khi bạn không chấp nhận cắt một khoản lỗ tại một thời điểm và nuôi một kỳ vọng giá của tài sản (Cặp tiền tệ) sẽ quay lại trong tương lai. Tại thời điểm này bạn đã tự đưa rủi ro lên gấp đôi thay vì bạn chỉ cần chấp nhận khoản lỗ đó.
5) Bạn bị ám ảnh các sai lầm trong quá khứ Cách bạn đầu tư/ mua bán trong tương lai phụ thuộc rất lớn các thương vụ trong quá khứ. Ví dụ bạn đã chốt lãi với mức 20%, và chứng kiến nó còn tiếp tục đi lên sau đó. Và bạn sẽ tự nhủ, "Nếu ta chờ đợi tiếp thì tốt biết bao?". Những điều này bạn sẽ phải đối mặt với nó trong suốt cuộc đời làm nghề tài chính, và nếu bạn không có quy tắc của riêng bạn thì thật khó khăn để vượt qua.
6) Bạn điều chỉnh hệ số rủi ro theo xu thế thị trường Mỗi thành phần tham gia thị trường đều tự xác định được khả năng chịu đựng rủi ro phù hợp với các điều kiện đầu vào của họ. Khi bạn thấy thị trường thay đổi, và bạn đã điều chỉnh khả năng chịu rủi ro của bạn, và hậu quả khi kết thúc là bạn phải chịu đựng thêm những khoản thua lỗ không tính toán được trước đó.
7) Bạn luôn có cách biện hộ vì sao bạn sai. Thỉnh thoảng các khoản đầu tư của bạn sẽ đi tới mức tồi tệ. Rõ ràng là bạn đã sai, nhưng bạn tự phòng thủ bằng các lý do: "không lường trước", "nếu như", "giá mà", và nhiều các lý do khác.
|
Số lượt đọc: 5051 - Cập nhật lần cuối: 23/11/2011 09:57 |
|
Các tin khác |