Thăm dò dư luận

Bạn quan tâm đến mục nào nhất

  Dịch vụ

  Robot

  Kiến thức

 

Kiến thức cơ bản Bạn cần biết
Phân loại các Nhà môi giới (Brokers)

 

Kinh doanh tài chính được coi là "trò chơi có tổng bằng không" (Zero-sum game). Tức là nếu có người thắng, chắc chắn sẽ có người thua. Vì vậy, việc hiểu và lựa chọn được một nhà môi giới phù hợp là một trong những bước đi quan trọng quyết đinh đến sự thành công hay thất bại của bạn trong thị trường giao dịch tài chính.

 

Khi quyết định tham gia vào thị trường giao dịch tài chính (tài chính), bạn sẽ bị bối rối bởi rất nhiều công ty giao dịch chào mời. Họ chính là các nhà môi giới hỗ trợ các hoạt động giao dịch tài chính trực tuyến.Trước khi mở tài khoản giao dịch thật sự, công việc đầu tiên của bạn là phải chọn cho mình một nhà môi giới có uy tín và đáp ứng được các nhu cầu đầu tư của bạn.

 

Vì vậy để quyết định "chọn mặt gửi vàng"cho khoản tiền của mình, bạn cần bỏ chút thời gian công sức tìm hiểu thông tin về các công ty này, và nhờ đó bạn sẽ đánh giá chính xác hơn về lợi thế cũng như dịch vụ họ hỗ trợ cho bạn.

 

Các tài chính Nhà môi giới (brokers) có vai trò rất quan trọng trong thị trường tài chính. Họ là cầu nối giữa hệ thống ngân hàng và người giao dịch, đảm bảo cho thị trường được vận hành trơn chu và hiệu quả.

 

Các tài chính Nhà môi giới hiện nay có thể chia ra làm 3 loại chính (Bạn nên chấp nhận các thuật ngữ tiếng Anh, vì rất khó có thể dịch sát nghĩa phân loại nhà môi giới này sang tiếng Việt):

  • Market Maker (Nhà môi giới đóng vai trò Tạo lập thị trường)
  • Straight Through Processing (STP - Nhà môi giới đóng vai trò chuyển tiếp)
  • Electronic Communication Network (ECN - Mạng lưới giao dịch điện tử)


I. KHÁI NIỆM CHUNG

 

1. Market Maker - Tạo lập thị trường:

  • Market Maker là nhóm các công ty môi giới thường xuyên thực hiện nghiệp vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng. Khi khách hàng muốn bán, họ sẽ đóng vai trò bên Mua; khi khách hàng muốn mua, họ sẵn sàng vai trò bên Bán.
Nghiệp vụ giao dịch "đối ứng" này đã giúp cân bằng cung-cầu của thị trường. Đó chính là lý do tại sao, nhóm nhà môi giới này được gọi là nhóm Tạo lập thị trường.
  • Đặc điểm chung của các Nhà môi giới thuộc loại Market maker là:
    • Luôn giao dịch đối ứng trực tiếp với các khách hàng của họ.
    • Thực hiện khớp lệnh tại các mức giá có lợi cho chính họ (Mua của khách hàng bán với giá thấp và Bán lại cho khách hàng muốn mua giá cao).
    • Khách hàng của họ sẽ hiếm khi được giao dịch với mức giá thật sự của thị trường.
    • Các Nhà môi giới thuộc nhóm Market Maker hoàn toàn có cơ hội để thao túng thị trường, tự làm giá để khớp lệnh mà không căn cứ vào giá thực sự.
    • Các công ty môi giới cũng có khả năng bị thua lỗ khi giao dịch "đối ứng".
    • Để giảm thiểu thua lỗ, bên môi giới sẽ có quyền từ chối khớp lệnh hoặc đưa ra lời đề nghị thay đổi giá (requote).

 

2. Straight Through Processing (STP)

  • Để giảm thiểu rủi ro, nhiều công ty môi giới tài chính không giao dịch đối ứng với khách hàng mà chuyển toàn bộ số lệnh họ nhận được lên hệ thống giao dịch trung tâm thanh toán liên ngân hàng (Interbank).
  • Đặc điểm chung của các Nhà môi giới thuộc loại STP là:
    • Không mua, bán đối ứng với khách hàng, chỉ làm trung gian chuyển lệnh.
    • Mức giá giao dịch do thị trường liên ngân hàng quyết định.
    • STP nhà môi giới có thể kết nối với một hoặc nhiều ngân hàng khác nhau (nhằm tăng tính thanh khoản).
    • STP càng kết nối với nhiều ngân hàng tính thanh khoản càng cao và mức giá giao dịch sẽ có lợi hơn.
    • Khách hàng luôn được giao dịch với giá của thị trường thật.
    • Lệnh luôn được khớp nhanh chóng và không bao giờ bị từ chối hoặc để nghị thay đổi giá.

 

3. ECN - Electronic Communication Network (Mạng lưới giao dịch điện tử)

  • Các nhà môi giới ECN cũng khá giống như nhà môi giới STP (xét về phương diện khớp lệnh), ngoài ra phương thức ECN còn cho phép khách hàng giao dịch đối ứng lệnh trực tiếp với nhau
  • Đặc điểm chung của các Nhà môi giới thuộc loại ECN là:
    • Phương thức khớp lênh ECN có rất nhiều đặc điểm giống với STP như: Không mua/bán đối ứng lệnh với khách hàng, khớp lệnh nhanh, không từ chối lệnh...
    • ECN có điểm khác biệt và ưu việt hơn so với STP là phương thức ECN cho phép khách hàng giao dịch trực tiếp với nhau tại các mức giá có lợi nhất cho các bên.

 

II. CÁC NHÀ MÔI GIỚI KIẾM LỢI NHUẬN TỪ ĐÂU ?

 

1. Các nhà môi giới Market Maker kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá mua vào và bán ra. Mua của khách hàng bán với giá thấp và Bán lại cho khách hàng muốn mua giá cao. Như vậy, Market Maker kiếm lời chính từ các khoản thua lỗ của khách hàng.

Các nhà môi giới Market Maker có thể nắm rất rõ thông tin của các khách hàng. Khách hàng thường được chia ra thành hai nhóm chính

  • Nhóm thua lỗ sẽ được đặt vào chế độ giao dịch đối ứng tự động và không bị kiểm soát nhiều.
  • Những khách hàng giao dịch thành công sẽ được xếp vào nhóm bị giám sát và có thể bị kìm hãm giao dịch thông qua các hoạt động như: Từ chối lệnh, đề nghị điều chỉnh giá, khớp lệnh chậm hơn, nâng spread (chênh lệnh giá)....

 

2. Nhà môi giới STP kiếm lời từ việc tăng thêm mức chênh lệch giá mua bán (Spread) trên mỗi lệnh giao dịch. Như vậy, khách hàng sẽ phải trả "ngầm" một khoản chênh thêm: phải mua với giá cao hơn và chỉ bán được với giá thấp hơn giá thị trường thực "một ít". Nguồn thu chính của STP là phần chênh lệch "một ít" này.


3. Nhà môi giới ECN luôn khớp lệnh chính xác tại mức giá thật tốt nhất của thị trường. Tuy nhiên, nhà môi giới ECN sẽ thu phí hoa hồng trên mỗi giao dịch và đây là thu nhập chính.


III. KẾT LUẬN

 

Phần dưới đây tổng hợp một số nội dung chính của 3 loại brokers:

1. Các nhà môi giới Market Maker kiếm lời dựa trên chênh lệch giá mua/bán thông qua giao dịch đối ứng với khách hàng. Market Maker kiếm lời chính từ khoản lỗ của khách hàng. Vì vậy, Market Maker "không thích" các khách hàng giao dịch có lãi.

 

2. Các nhà môi giới STP thì kiếm lợi dựa trên mức chênh lệch cộng thêm vào spread (chênh lệch bid/ask). Khác với nhóm Market Maker, các nhà môi giới STP cũng mong muốn khách hàng giao dịch có lãi để họ có thể tiếp tục kiếm lợi nhuận dựa vào chênh lệch tăng thêm "một ít".

 

3. Các nhà môi giới ECN minh bạch nhất trong tất cả các nhà môi giới tài chính. Họ không kiếm lời từ chênh lệch spread hay khác khoản lỗ của khách hàng. Phí hoa hồng là khoản lợi nhuận duy nhất. Các nhà môi giới này thực sự mong muốn khách hàng thu được lợi nhuận, nếu không họ sẽ không có chút phí hoa hồng nào.

 

Như vậy, thông qua việc tìm hiểu đặc điểm của từng loại nhà môi giới, hy vọng bạn đã hiểu rõ được đặc điểm của từng loại và đã có được quyết định lựa chọn nhà môi giới phù hợp cho riêng mình.

Số lượt đọc: 6362 - Cập nhật lần cuối: 23/11/2011 23:29

Share |
Nhấn vào đây để tham gia bình luận

     

Các tin khác

Hỗ trợ trực tuyến
Tại sao bạn lựa chọn chúng tôi ?

Công nghệ tiên phong, Dịch vụ chuyên nghiệp, Đầu tư hiệu quả.

 

Chúng tôi đem đến nhà Đầu tư một phương thức giao dịch hiện đại.

 

Giao dịch tài chính tự động bằng ROBOT.

Ưu điểm của giao dịch bằng robot

1. Hoàn toàn tự động, liên tục 24h/ 5ngày.

2. Xử lý tín hiệu nhanh và chính xác.

3. Giao dịch cùng lúc hàng loạt cặp tiền tệ.

4. Phân tích đồng thời nhiều chỉ số kỹ thuật.

5. Quản lý rủi ro trên từng lệnh.

6. Không bị cảm xúc chi phối.